Tìm hiểu về chuyên ngành quản trị nhân lực

Ngành quản trị nhân lực được ví như “chìa khóa” cho sự thành công, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Là giải pháp quản lý nguồn nhân lực của tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả, tạo động lực cho nguồn lực lao động và tham mưu chiến lược về định hướng phát triển của doanh nghiệp ở mảng nhân sự.

Nhất là khi yếu tố con người ngày càng được đề cao trong nền kinh tế tri thức ngày nay, thì ngành quản trị nhân lực càng quan trọng hơn nữa.

Công việc chuyên môn của ngành

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược nguồn lao động của doanh nghiệp
  • Thực hiện hoạch định, thu hút nguồn nhân lực và tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  • Xây dựng chính sách động viên, đãi ngộ, thực hiện duy trì nguồn lao động
  • Đánh giá và kiểm soát các hoạt động phân tích, thiết kế công việc, quản lý hiệu quả làm việc của doanh nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp

Hiện nay, hầu hết các tổ chức/ doanh nghiệp đều có phòng nhân sự, là nơi xây dựng và áp dụng các nguyên tắc đã đề ra vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Người theo đuổi ngành quản trị nhân lực có thể ứng tuyến vào các vị trí sau:

  • Hành chính nhân sự
  • Chuyên viên quản lý đào tạo
  • Chuyên viên tuyển dụng
  • Chuyên viên chính sách đãi ngộ, chuyên viên lương
  • Hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự
  • Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ
  • Chuyên viên nghiên cứu và dự báo thị trường lao động
  • Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng
  • Tư vấn viên về tổ chức nhân sự cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu…
  • Đặc biệt, trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường, việc, trung tâm nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo.

Những tố chất cần có để theo đuổi ngành quản trị nhân lực

Ngành quản trị nguồn nhân lực chú trọng yêu cầu bạn cần hội tụ đủ nhiều tố chất, kỹ năng nghề nghiệp thực tế hữu ích cho công việc như:

  • Có tầm nhìn chiến lược, có tầm nhìn bao quát mọi mặt, không ngừng học hỏi, khám phá những cái mới, hiện đại, đưa ra những chính sách hợp lý nhất
  • Đánh giá và định hướng đúng năng lực, khả năng, tạo điều kiện đào tạo, phát huy điểm mạnh của nhân viên.
  • Tận tâm với công việc, cống hiến hết mình, biết lắng nghe, thấu hiểu, đặt mình vào vị trí của người lao động để gắn kết các bộ phận làm việc trong cùng tổ chức, giải quyết xung đột giữa các nhân viên, tạo động lực nâng cao năng suất làm việc.

>>> Tìm hiểu thêm: Quản lý nhân sự trong cuộc cách mạng 4.0